February 27, 2018

Bị ho nên ăn gì và không nên ăn gì mới tốt cho sức khỏe?


Bệnh ho ảnh hưởng khá nhiều sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bị ho. Bên cạnh việc dùng thuốc chữa ho thì chế độ dinh dưỡng khoa học cũng góp phần không nhỏ giúp điều trị bệnh ho. Vậy người bị ho nên ăn gì và không nên ăn gì để chữa ho hiệu quả? Cùng tham khảo lời khuyên từ Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CK II Lê Thị Phương – Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam để có biện pháp đẩy lùi cơn ho và có sức khỏe tốt hơn.

Bị ho nên ăn gì và không nên ăn gì?


Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CK II Lê Thị Phương (Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam, nguyên Phó giám đốc bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông) là người có hơn 40 năm kinh nghiệm nghiên cứu và khám chữa bệnh bằng phương pháp đông y. Bác sĩ cũng đã có nhiều đề tài nghiên cứu bài thuốc đông y chữa ho hiệu quả. Theo Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CK II Lê Thị Phương cho biết bất kì một bệnh nào bên cạnh sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ đều phải chú ý song song chế độ ăn uống hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh khỏi nhanh hơn. Bệnh ho cũng vậy. Việc biết nên ăn gì và không nên ăn gì sẽ giúp cho tình trạng ho của người bệnh cải thiện hơn rất nhiều. Trái lại, người bệnh ăn các thực phẩm kiêng kị, không tốt cho bệnh ho, bệnh không những không thuyên giảm mà còn nặng thêm và khó chữa. Chính vậy, người bị bệnh ho nên hết sức chú ý tuân thủ nên và không nên ăn gì sau đây để chữa ho hiệu quả.

Bị ho nên ăn gì?

  • Món ăn lỏng, dễ nuốt:
Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CK II Lê Thị Phương chia sẻ khi người bệnh bị ho nhiều thường gây ra cảm giác khô, đau rát cổ họng. Bởi vậy, bạn cần dùng các thực phẩm dễ nuốt, mềm để hạn chế tối đa việc kích thích phần niêm mạc ở cổ họng đang đau rát. Một số món ăn được khuyên dùng như: các món súp (súp gà), cháo thịt lợn, cháo tía tô, nước luộc rau củ,… Nhưng món ăn này vừa đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, vừa giúp cho việc điều trị dễ dàng hơn.
Người bệnh ho có thể thực hiện một số món ăn rất tốt trong điều trị ho như:
  • Cháo tía tô: chuẩn bị khoảng 50g gạo, 20g lá tía tô, và 2g gừng. Đem rửa sạch lá tía tô, gừng rồi thái nhỏ. Vo gạo nấu cháo chín rồi cho tía tô và gừng cùng một chút đường phèn vào cháo, đem hấp cách thủy cho nóng tầm 10- 15 phút thì ăn, chữa ho hiệu quả, rất tốt cho sức khỏe.
  • Cháo thịt lợn: chuẩn bị một củ tỏi, lá chanh 10g, gạo 50g, 100g thịt lợn nạc đã xay nhỏ, ướp gia vị và xào chín. Lấy lá chanh và tỏi rửa sạch cho vào nước, lọc lấy nước cho vào nồi nấu cùng cháo. Khi cháo chín thì cho thịt lợn vào đảo đều cho cháo sôi lại. Người bệnh ho khan, ho có đờm ăn ngày một lần vào buổi sáng  trong 4-5 ngày sẽ rất tốt cho bệnh ho.

  • Thực phẩm giàu vitamin A, C:
Các loại rau củ quả có màu xanh, đỏ đậm, thịt lợn, cam, chanh; thực phẩm giàu kẽm như: ngao, sò, củ cải trắng,… đều chứa hàm lượng lớn vitamin A và C. Chúng không chỉ hỗ trợ giảm ho, làm dịu các cơn đau rát cổ họng, mà còn tăng cường sức đề kháng và bồi bổ sức khỏe giúp cơ thể chống đỡ với bệnh tật tốt hơn.

  • Ăn nhiều tỏi, hành tây, tía tô: 
Đây là những thực phẩm có công dụng kháng viêm, tiêu diệt virus, là những kháng sinh tự nhiên rất hiệu quả để trị ho, viêm họng. Hãy chú ý bổ sung những loại thực phẩm này vào khẩu phần ăn hàng ngày để tăng cường hiệu quả điều trị bệnh.

  • Dùng các bài thuốc dân gian chữa ho:


Có rất nhiều bài thuốc chữ ho đơn giản bằng các nguyên liệu dễ kiếm và an toàn như: mẹo chữa ho đơn giản bằng lá diếp cá, lá hẹ hấp đường phèn, mật ong hấp quất, lá húng chanh,… Chúng ta có thể dễ dàng chế biến tại nhà và sử dụng hàng ngày để vừa điều trị các cơn ho, vừa là một cách phòng tránh để bệnh không quay trở lại.

Bị ho không nên ăn gì?

Bên cạnh các thực phẩm nên ăn ở trên, người bệnh ho nên đặc biệt chú ý không nên ăn các loại thực phẩm dưới đây. Theo lời khuyên của Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CK II Lê Thị Phương, việc hạn chế các loại đồ ăn này giúp quá trình điều trị ho diễn ra nhanh và thuận lợi hơn, không khiến các cơn ho kéo dài, kích ứng tái phát hay kéo dài hơn. Bởi vậy cần hết sức cần hết sức chú ý tránh các loại thực phẩm sau đây:

  • Thức ăn đồ uống lạnh, đồ uống có ga, cồn
Sử dụng thực phẩm đông lạnh là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra ho hay viêm họng. Những đồ ăn thức uống này có thể kích thích cổ họng khiến triệu chứng ho tăng lên.
Theo Đông y, khi cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ gây tổn thương cho phổi (phế), mà ho phần lớn là do các bệnh ở phổi gây ra. Khi ăn hay uống đồ lạnh rất dễ gây ra tắc khí ở phổi, làm cho hiện tượng ho trở nên nặng hơn. Vì vậy, hãy hạn chế tối đa việc sử dụng những đồ lưu trữ trong tủ lạnh lạnh này. Nếu muốn dùng chúng, bạn nên bỏ chúng ra khỏi tủ lạnh khoảng 15 – 30 phút (tùy từng loại) rồi mới sử dụng. Hoặc tốt nhất là nên loại bỏ chúng ra ngay khỏi chế độ ăn hàng ngày nếu như đang trong quá trình trị ho.

Trẻ em bị ho do dị ứng cũng không nên uống đồ uống có ga vì nó có thể gây ra những cơn ho kéo dài. Khi bị ho, bạn cũng không nên ăn đồ cay nóng, vì bạn có thể sẽ gặp nguy hiểm nếu như bị sặc khi đang ăn cay mà bị ho bất ngờ.

  • Thực phẩm chiên, xào, nướng:
Khi bị ho, hệ tiêu hóa của cơ thể bị suy yếu. Thức ăn chiên, xào hay nướng trong trường hợp này có thể tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, làm cho quá trình tiêu hóa bị kém đi. Từ đó dẫn đến tình trạng đờm tiết ra nhiều hơn, bệnh ho vì thế cũng lâu khỏi hơn.


  • Quýt, dừa, mía:
Chúng ta vẫn thường hiểu đơn giản quýt có tác dụng chữa ho rất tốt, nhưng thực tế không hoàn toàn như vậy. Vỏ quýt chính xác là có tác dụng chữa ho, long đờm nhưng thịt quýt lại gây ra tác dụng ngược lại. Theo các nghiên cứu, trong thịt quýt có chứa chất cellulite – loại chất khiến cơ thể sinh nhiệt và sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn khi bị hấp thụ.
Nước dừa và nước mía thường được dùng để giải nhiệt cho cơ thể, nhưng khi bạn đang bị ho hay suyễn thì không nên sử dụng tất cả những đồ có liên quan đến dừa hay mía. Bởi vì dừa và mía đều có tính hàn, ăn nhiều sẽ gây trở ngại cho các cơ quan nội tạng trong cơ thể.

  • Hải sản (cá, tôm, cua,…):
Các loại hải sản như cá, tôm, cua,… có vị tanh nên dễ khiến cổ họng bị kích thích và gây ho nhiều hơn nếu bạn đang bị ho. Bên cạnh đó, cũng có nhiều người bị dị ứng với chất protein có trong các loại hải sản này, mà dị ứng thức ăn là  một trong những nguyên nhân khá phổ biến gây ra ho.


  • Đậu phộng, socola, hạt dưa, ngô: 
Lượng dầu lớn có trong những loại thực phẩm này sẽ gây kích ứng cổ họng và tăng tiết đờm nên chúng cũng không phải là thực phẩm khuyên được dùng khi bị ho.

  • Đồ ăn quá mặn hoặc quá ngọt:
Theo Đông y, ho là do phổi bị nóng gây ra. Tiêu thụ nhiều các loại đồ ăn quá ngọt hoặc quá mặn sẽ khiến cơ thể bị nóng trong và làm cho triệu chứng ho nặng hơn. Một số thực phẩm như cá muối, thịt xông khói hay các loại thực phẩm có hàm lượng muối cao khác đều cần tránh khi bạn đang bị ho.

  • Rượu, bia, thuốc lá và một số chất kích thích khác: 
Đây là nguyên nhân phổ biến khiến việc chữa viêm họng, ho không mang lại hiệu quả do thường làm giảm tác dụng điều trị của thuốc. Nếu muốn điều trị nhanh chóng, bạn cần hạn chế tối đa những chất có hại này.
Để có thể điều trị được ho hiệu quả và triệt để hay không thì chế độ ăn là vô cùng quan trọng. Việc biết được bị ho nên ăn gì và không nên ăn gì sẽ giúp cho bạn nhanh chóng chấm dứt được những cơn ho dai dẳng khó chịu.

Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những biện pháp nhằm hỗ trợ việc điều trị bệnh được hiệu quả. Ngoại trừ các trường hợp người bệnh bị ho do các kích thích nhất thời như dị ứng với thức ăn, không khí… Ho, đặc biệt là ho dai dẳng, là một biểu hiện bệnh lý của các bệnh liên quan đến hệ hô hấp.

Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Thị Phương cho biết thêm, ho kéo dài thường là dạng ho khan hoặc ho có đờm. Bị ho trong thời gian dài có thể do cơ thể mắc các bệnh mãn tính như viêm thanh quản, viêm phế quả mạn, giãn hay hen phế quản, viêm phổi, lao phổi,… Những bệnh nhân không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm hơn như ung thư phế quản hay ung thư phổi về sau.

Trong những trường hợp này, việc đến các cơ sở y tế để khám và điều trị là điều cần thực hiện trong thời gian sớm nhất. Hiện nay, đa số các bệnh khi đã chuyển sang thời kỳ mãn tính, việc điều trị bằng tây y thông thường không đem lại hiệu quả tối ưu. Thay vào đó, các bài thuốc Đông y lại là một giải pháp phù hợp đã và đang được nhiều người lựa chọn.

Ngoài ra, nếu độc giả cần tư vấn cụ thể hơn về bệnh và chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất với bản thân, độc giả có thể liên hệ ngay với Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CK II Lê Thị Phương- Giám đốc Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam Việt Nam ( Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện y học cổ truyền Hà Đông). Bác sĩ sẽ tiếp nhận và giải đáp những câu hỏi, thắc mắc của quý bệnh nhân. Liên hệ ngay với bác sĩ Lê Thị Phương để được lắng nghe tư vấn trực tiếp.
Số điện thoại: 0963 752 862
Facebook: https://www.facebook.com/bacsi.lethiphuong
Thích Thì Click Ngay :

No comments:

Post a Comment